Như đã nói trong các bài trước, một trong những ưu điểm của phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning là mẹ có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé. Thực đơn của bé hoàn toàn có thể lấy từ thực đơn hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên, vì bé ăn nhạt nên sau khi lấy bớt khẩu phần của bé thì mới nêm nếm gia vị cho cả nhà.
Để các bạn dễ hình dung hơn, mình giới thiệu một số thực đơn gần gũi với gia đình Việt, dễ làm mà vẫn đầy đủ dưỡng chất cho bé. Một bữa ăn của bé thường bao gồm 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và rau quả. Trong ngày cho bé tráng miệng thêm trái cây, yaourt, nước ép trái cây...
Thực đơn 1: Bánh mì, thịt bò, dưa leo, táo
Chuẩn bị: 2-3 lát bánh mì mềm nguyên vỏ (mình hay mua bánh mì Ciabatta ở Metro vì nhiều dưỡng chất và dễ ăn). Thịt bò bắp luộc hoặc hấp mềm (mình thì thường chuẩn bị riêng bằng cách lấy khoảng 5-6 lát thịt bò cùng một ít nước cho vào ly inox và hấp trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho gia đình, nước đó dùng cho bé uống luôn). Dưa leo gọt vỏ bỏ ruột cắt thanh dài.
30ml nước thịt bò còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát táo.
30ml nước thịt bò còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát táo.
Thực đơn 2: Cơm, tôm, bông cải xanh, chuối
Chuẩn bị: Cơm nấu dẻo nén trong khuôn sushi thành từng miếng nhỏ như bánh. Tôm lớn luộc hoặc hấp nguyên con rồi lột vỏ (khoảng 5 con). Bông cải xanh luộc như làm cho người lớn, để từng bông nhỏ cho bé gặm.
30ml nước tôm còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1/2 hoặc 1 quả chuối cau.
30ml nước tôm còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1/2 hoặc 1 quả chuối cau.
Thực đơn 3: Khoai tây, thịt heo, đậu cô ve, quả bơ
Chuẩn bị: 15 que khoai tây luộc mềm. 6 lát thịt nạc luộc hoặc hấp mềm. 6 que đậu dài luộc.
30ml nước thịt heo còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát trái bơ hoặc 50ml bơ nhuyễn trộn sữa.
30ml nước thịt heo còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát trái bơ hoặc 50ml bơ nhuyễn trộn sữa.
Thực đơn 4: Mì sợi, cá viên, bí đỏ, lê
Chuẩn bị: Mì sợi luộc mềm. Nạc cá lọc bỏ xương làm chả, nắn hình viên tròn và dẹp hoặc cắt thanh dài cho bé. Bí đỏ lấy từ nồi canh người lớn trước khi nêm gia vị.
30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát lê.
30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát lê.
Thực đơn 5: Xôi gấc, thịt gà, măng tây, yaourt khô
Đây là thực đơn mà Kitty thích nhất. Mỗi lần có những thứ này là bé chén sạch sẽ.
Chuẩn bị: Xôi gấc nấu cho cả nhà ăn, lấy ra một ít nắm lại cho bé. Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi lớn, khi bé khéo hơn có thể đưa cả đùi gà cho bé tự xử. Măng tây luộc.
30ml nước gà luộc còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm yaourt khô (rất ngon và bổ dưỡng). Đây là loại yaourt sấy khô của Gerber, khi cho vào miệng là nó tan ra, mình post hình bịch yaourt khô để mọi người dễ hình dung:
Thực đơn 6: Khoai lang, cua hoặc ghẹ, đậu hũ, xoài
Chuẩn bị: Xôi gấc nấu cho cả nhà ăn, lấy ra một ít nắm lại cho bé. Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi lớn, khi bé khéo hơn có thể đưa cả đùi gà cho bé tự xử. Măng tây luộc.
30ml nước gà luộc còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm yaourt khô (rất ngon và bổ dưỡng). Đây là loại yaourt sấy khô của Gerber, khi cho vào miệng là nó tan ra, mình post hình bịch yaourt khô để mọi người dễ hình dung:
Thực đơn 6: Khoai lang, cua hoặc ghẹ, đậu hũ, xoài
Chuẩn bị: Khoai lang luộc cắt miếng dài. Cua hoặc ghẹ chọn phần nhiều thịt, miếng to. 3-4 miếng đậu hũ luộc.
30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát xoài.
30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài lát xoài.
Thực đơn 7: Bánh gạo/bánh ngũ cốc, hàu, bắp bao tử, nho
Chuẩn bị: 3 cái bánh gạo hoặc ngũ cốc (loại bánh ăn dặm cho bé). 4 con hàu lớn lấy phần thịt, đem hấp. 4 quả bắp bao tử luộc.
30ml nước hàu còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm nho. Lưu ý: chọn nho lớn không hạt hoặc bỏ hết hạt, cắt đôi hoặc ba. Tuyệt đối không được để hạt và để nguyên trái tròn cho bé.
30ml nước hàu còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm nho. Lưu ý: chọn nho lớn không hạt hoặc bỏ hết hạt, cắt đôi hoặc ba. Tuyệt đối không được để hạt và để nguyên trái tròn cho bé.
Thực đơn 8: Cơm, phi lê cá lóc, ngọn su su luộc, đu đủ
Chuẩn bị: Cơm dẻo nắm lại hoặc nén khuôn sushi, khuôn bánh nhỏ. Phi lê cá lóc cắt miếng vuông hoặc chữ nhật, chiên ít dầu. Ngọn su su luộc để nguyên sợi dài.
30ml nước canh còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm vài miếng đu đủ.
Thực đơn 9: Bánh hỏi hoặc bún, chả lươn, cà rốt, yaourt
Chuẩn bị: 4-5 miếng bánh hỏi cắt hình vuông hoặc chữ nhật (có thể thay thế bằng bún). Thịt lươn xay hoặc bằm nhuyễn làm chả viên tròn và dẹp như bánh. Cà rốt luộc mềm.
30ml nước canh/nước gà còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 hũ yaourt.
30ml nước canh/nước gà còn nóng trộn 5ml dầu em bé, để ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 hũ yaourt.
Thực đơn 10: Khoai tây trứng, tỏi tây, phô mai
Chuẩn bị: Khoai tây cắt lát luộc mềm, cho vào bát trứng đã đánh tan, chiên vàng, cắt miếng tam giác. Tỏi tây lấy từ nồi canh gia đình.
30ml nước canh trộn 5ml dầu em bé, để âm ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 miếng phô mai (đối với bé 8 tháng trở lên).
Trên đây chỉ là một số thực đơn thông dụng, khi đã hiểu được nguyên tắc cơ bản của phương pháp ăn dặm BLW thì bạn có thể linh hoạt tạo ra cả trăm thực đơn khác nhau với nhiều kiểu kết hợp xoay quanh các nhóm: tinh bột, đạm, rau, trái cây... chủ yếu dựa theo bữa chính của gia đình. Với nhà mình thì rất đơn giản: tinh bột, rau và trái cây bé ăn theo gia đình, phần đạm (thịt, cá...) lấy riêng khẩu phần cho bé, thêm một ít nước cho vào ly inox đặt trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà vì món chính của người lớn thường chế biến kiểu khác và ướp từ đầu. Phần nước đó sẽ trộn thêm dầu trẻ em để cho bé uống.
Ngoài ra, nước luộc thịt gà, thịt bò... đều là những thứ nước dùng rất tốt cho bé. Khi mình luộc gà, mình thường bảo quản nước gà cho bé trong những chiếc hộp đậy kín có dung tích 30ml (đúng bằng khẩu phần một bữa cho bé), để ngăn đông và cho uống cách ngày. Hộp này là hộp chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ cũng như thức ăn dặm cho bé.
Mình cũng nói rõ thêm BLW không phải là finger food vì khá nhiều bạn nhầm tưởng phương pháp này là ăn bốc. Khi bé mới bắt đầu tập ăn, tay bé chưa đủ khéo léo và bé thường hành xử theo bản năng, vì vậy bé bốc là đương nhiên. Bé được khoảng 8 tháng thì mẹ có thể tập cho bé sử dụng muỗng và nĩa. Cái nĩa vốn rất ít sử dụng trong ADKN thì giờ lại rất thông dụng với BLW. Bé dùng nĩa để lấy thức ăn cho vào miệng (thường là thịt hoặc các loại củ quả cắt miếng). Dưới 1 tuổi thì mình cho Kitty dùng muỗng và nĩa nhựa mềm BPA free. Khi nào bé được 1 tuổi mình sẽ cho bé dùng muỗng nĩa lớn và cứng hơn để dễ xúc đồ ăn, đầu nĩa tròn để an toàn cho bé.
Nhiều người vẫn cho rằng BLW chỉ hợp với khác bạn Tây, khó thực hiện theo thói quen của người Việt. Còn mình thì thấy BLW chỉ là một phương pháp, còn thực hiện như thế nào cho phù hợp với từng gia đình là tùy vào sự linh hoạt của mỗi người. Bé theo BLW vẫn có thể dùng các thức ăn thuần Việt. Không những thế, bé còn làm quen được với rất nhiều kiểu thức ăn thay vì cứ mãi dùng cháo với bột mỗi ngày. Chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé không quá khó. Điều quan trọng là mẹ phải tin tưởng bé và tin tưởng quyết định của chính mình.
30ml nước canh trộn 5ml dầu em bé, để âm ấm cho bé uống. Trong ngày cho bé ăn thêm 1 miếng phô mai (đối với bé 8 tháng trở lên).
Trên đây chỉ là một số thực đơn thông dụng, khi đã hiểu được nguyên tắc cơ bản của phương pháp ăn dặm BLW thì bạn có thể linh hoạt tạo ra cả trăm thực đơn khác nhau với nhiều kiểu kết hợp xoay quanh các nhóm: tinh bột, đạm, rau, trái cây... chủ yếu dựa theo bữa chính của gia đình. Với nhà mình thì rất đơn giản: tinh bột, rau và trái cây bé ăn theo gia đình, phần đạm (thịt, cá...) lấy riêng khẩu phần cho bé, thêm một ít nước cho vào ly inox đặt trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà vì món chính của người lớn thường chế biến kiểu khác và ướp từ đầu. Phần nước đó sẽ trộn thêm dầu trẻ em để cho bé uống.
Ngoài ra, nước luộc thịt gà, thịt bò... đều là những thứ nước dùng rất tốt cho bé. Khi mình luộc gà, mình thường bảo quản nước gà cho bé trong những chiếc hộp đậy kín có dung tích 30ml (đúng bằng khẩu phần một bữa cho bé), để ngăn đông và cho uống cách ngày. Hộp này là hộp chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ cũng như thức ăn dặm cho bé.
Mình cũng nói rõ thêm BLW không phải là finger food vì khá nhiều bạn nhầm tưởng phương pháp này là ăn bốc. Khi bé mới bắt đầu tập ăn, tay bé chưa đủ khéo léo và bé thường hành xử theo bản năng, vì vậy bé bốc là đương nhiên. Bé được khoảng 8 tháng thì mẹ có thể tập cho bé sử dụng muỗng và nĩa. Cái nĩa vốn rất ít sử dụng trong ADKN thì giờ lại rất thông dụng với BLW. Bé dùng nĩa để lấy thức ăn cho vào miệng (thường là thịt hoặc các loại củ quả cắt miếng). Dưới 1 tuổi thì mình cho Kitty dùng muỗng và nĩa nhựa mềm BPA free. Khi nào bé được 1 tuổi mình sẽ cho bé dùng muỗng nĩa lớn và cứng hơn để dễ xúc đồ ăn, đầu nĩa tròn để an toàn cho bé.
Nhiều người vẫn cho rằng BLW chỉ hợp với khác bạn Tây, khó thực hiện theo thói quen của người Việt. Còn mình thì thấy BLW chỉ là một phương pháp, còn thực hiện như thế nào cho phù hợp với từng gia đình là tùy vào sự linh hoạt của mỗi người. Bé theo BLW vẫn có thể dùng các thức ăn thuần Việt. Không những thế, bé còn làm quen được với rất nhiều kiểu thức ăn thay vì cứ mãi dùng cháo với bột mỗi ngày. Chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé không quá khó. Điều quan trọng là mẹ phải tin tưởng bé và tin tưởng quyết định của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét