Không phải là sính ngoại, nhưng một trong những quan điểm giáo dục của người phương Tây mà mình rất thích là nuôi dưỡng tính tự lập cho con từ khi còn bé. Với sự tự lập làm nền tảng, đứa bé (mà sau này là người lớn) có thể phát triển thêm các phẩm chất và kỹ năng cần thiết khác để sinh tồn, thành công và mưu cầu hạnh phúc: sự tự chủ, tự tin, khả năng thích nghi với hoàn cảnh và giải quyết vấn đề, tinh thần trách nhiệm, ý thức chăm sóc bản thân và yêu thương người khác, có cái nhìn tích cực đối với cuộc sống...
Trong bài viết này, mình chia sẻ một số quan điểm và kinh nghiệm riêng trong việc nuôi dưỡng tính tự lập cho con. Tại sao lại nuôi dưỡng? Bởi vì các bé khi sinh ra hầu như đã có bản năng tự lập rồi, điều quan trọng là người lớn phải biết khơi nguồn cảm hứng, khuyến khích và hướng dẫn để các bé phát triển thêm mà thôi.
1. Khuyến khích bé tự thực hiện
Trẻ con có thích tự lập không? Mình xin khẳng định là có. Một đứa trẻ bình thường, từ khi biết nhận thức cũng có luôn mong muốn được tự lập, tự khẳng định mình. Bé sẽ bộc lộ rõ điều đó qua từng giai đoạn phát triển: muốn tự giành lấy đồ chơi, tự xúc ăn, tự đi một mình không ai dắt, tự mặc quần áo, tự làm những công việc của người lớn... Vì vậy, hãy cho phép bé tự thực hiện những công việc vừa sức, trao cho bé quyền được tự lựa chọn, tự quyết định trong phạm vi nhất định và chấp nhận các sai sót của bé.
Khi Anh Thi sinh ra đời, mình đã xem bé là một chủ thể độc lập. Bé được yêu thương và chăm sóc, nhưng bé cũng cần có môi trường để tự chăm sóc bản thân và tận hưởng từ điều đó. Với Kitty sau này cũng vậy. Con tự ăn, tự ngủ, tự lấy quần áo khi đến giờ tắm, tự đánh răng sau bữa ăn, tự xếp đồ chơi vào hộp... Tất cả những điều đó làm cho con cảm thấy vui vẻ, hào hứng và tin tưởng vào quyết định của mình. Thực tế thì, bé có thể làm rơi vãi và bôi bẩn rất nhiều khi tự ăn, bé có thể đánh răng không được sạch lắm và ngực áo thì ướt sũng, bé mặc quần áo và đi dép ngược, đồ chơi bé xếp trộn món này lẫn với món kia, quét nhà thì bụi tung mù mịt, và cũng có thể làm cây con chết non sau 3 ngày tưới nước quá nhiều...
Phản ứng của người lớn trước những sai sót này ảnh hưởng rất nhiều đến mong muốn tự lập của bé. Thay vì mắng bé vụng về và cấm bé không được tự ý làm những gì mình chưa thạo (mà bé thạo sao được nếu trước đó không được phép vụng về?), an ủi bé và làm thay cho bé (bé bị tước mất cơ hội thực hiện trong những lần sau), hoặc vẫn cho bé thực hiện nhưng chỉ chê bai mà không hướng dẫn cụ thể (khiến bé cảm thấy bế tắc và tự ti), thì hãy động viên bé, hướng dẫn cho bé cách làm và khuyến khích bé thử lại. Bé không phải là vĩ nhân, mà ngay cả vĩ nhân như Thomas Edison cũng chế ra cả ngàn cái bóng đèn không sáng trước khi tạo ra được cái bóng sáng, thì cớ gì lại không thể chấp nhận sai sót của bé và hướng dẫn để bé làm đúng cách? Tất nhiên, điều này đòi hỏi mẹ phải hết sức kiên nhẫn và tin tưởng bé. Tâm lý chung của nhiều người là thấy sốt ruột khi phải chờ đợi sự tiến bộ của bé, nên giành lấy - thôi để mẹ làm cho xong. Mẹ làm thì bao giờ cũng nhanh, cũng sạch, cũng gọn, chỉ có điều là nếu mẹ cứ làm thay cho bé thì bé sẽ dần mất đi bản năng tự lập, chủ động, sẽ không có cơ hội rèn luyện kĩ năng và tai hại hơn là hình thành một thói quen dựa dẫm vào người khác.
2. Ngợi khen đúng lúc và góp ý thay vì chỉ trích
Nếu bé làm tốt, hoặc hơi tốt (so với khả năng của bé chứ không phải so với khả năng của mẹ), đừng tiếc lời ngợi khen bé. Mong muốn được công nhận là một mong muốn chính đáng và luôn tiềm ẩn trong mỗi con người từ trẻ đến già. Lời khen sẽ giúp bé hiểu rằng bé đã làm đúng, bé có cảm giác được tôn trọng, bé sẽ hào hứng phát huy tiếp trong những lần sau.
Nhưng khi bé làm không tốt, hoặc quá tệ thì sao? Đừng cứng nhắc tới mức luôn tuôn ra lời khen ngợi bé bất kể thành quả ra sao. Điều đó khiến bé bị lẫn lộn, không phân biệt được nên làm thế nào thì tốt. Cũng không nên chỉ trích và chê bai bé, khiến bé cảm thấy thất vọng và áp lực.Trước hết: hãy khen ngợi sự cố gắng của bé, sau đó giải thích cho bé hiểu rằng cần làm như thế này mới đúng, hoặc làm thế này thì hiệu quả sẽ cao hơn, có thể làm mẫu cho bé và bảo bé làm lại. Cũng nên nhớ rằng không phải cứ hướng dẫn là bé sẽ giỏi ngay. Có thể bé vẫn làm sai cả chục lần sau đó, nhưng chắc chắn đến lúc nào đó bé sẽ biết khắc phục.
3. Biến công việc thành niềm vui
Một đứa trẻ khi lần đầu tiên làm việc gì đó bao giờ cũng háo hức, nhưng khi dần quen, bé sẽ cảm thấy nhàm chán. Bản năng khám phá không thôi thúc bé nữa. Bé cảm thấy đó là công việc, chứ không phải là trò vui. VD: bé đòi bạn cho xếp quần áo và rất thích làm điều đó, nhưng một thời gian sau, khi bạn giao cho bé nhiệm vụ tự xếp quần áo của mình thì bé tỏ ra lười biếng. Bé trở nên chán ghét cái nghĩa vụ mà bé phải làm đó. Bé muốn khám phá các công việc khác và bắt đầu có thói quen làm nửa vời. Vậy phải làm sao?
Thời nhỏ mình đọc "Chuyện phiêu lưu của Tom Sawyer" có một đoạn như thế này mà mình rất thích: cậu bé Tom bị phạt phải quét vôi hàng rào, khi xách chổi và thùng vôi ra, nhìn cái hàng rào dài dằng dặc cậu ta rất chán ngán. Nhưng sợ lũ bạn chê cười, lòng kiêu hãnh của một đứa trẻ thôi thúc cậu nghĩ ra một sáng kiến. Tom không xem đó là một công việc, thậm chí là hình phạt nữa, mà đó là một sứ mệnh lớn lao không phải đứa trẻ nào cũng có cơ hội thực hiện. Oai thế chứ! Quét vôi cả một cái hàng rào chứ ít à, mình phải tài năng như thế nào thì dì mới giao cho cái việc quan trọng như thế chứ. Bọn trẻ hàng xóm nhìn Tom làm việc một cách say sưa và nghệ sĩ mà chết thèm, thế là nào bi, nào táo, đồ chơi các kiểu, chúng đem tất ra cống nạp cho Tom để mỗi đứa được lia chổi vài nhát. Chưa đầy nửa buổi, với sự tham gia của bọn trẻ, Tom hoàn tất công việc với một chiến tích rực rỡ khiến dì của Tom hết sức kinh ngạc và phải thưởng ngay cho một quả táo ngon. Tom nhìn công việc dưới một thứ ánh sáng mới mẻ và triết lý rằng: "lao động là làm bất kỳ một việc gì mà mình bắt buộc phải làm, còn chơi là làm bất kỳ một việc gì mình không bắt buộc phải làm", cho nên mới có chuyện nhà giàu thích đánh xe ngựa chở khách đi chơi, nhưng nếu ai trả tiền cho họ thì họ khước từ vì cho đó là lao động. :D
Khi con còn nhỏ, hãy tạo điều kiện để bé xem công việc như một trò chơi. Mẹ con mình cùng chơi xếp quần áo nào, mẹ xếp của mẹ và con xếp của con nhé. Nào cùng thi xem ai xếp đẹp hơn. Đôi khi bạn phải tạo điều kiện cho bé thắng vài lần. Nhưng tất nhiên, không phải lần nào bé cũng thắng. Bé sẽ nhạy cảm mà phát hiện sự giả dối nào ở đây hoặc nảy sinh tính tự mãn. Bé cũng cần có cảm giác thất bại, tuy nhiên, thay vì để bé khóc, nằm vạ hay có cảm giác tự ti, bất lực, hãy giải thích cho bé hiểu cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng có những lúc chúng ta làm không tốt thì phải cố gắng để lần sau làm tốt hơn. Hãy xây dựng cái nhìn tích cực về sự tự lập trong bé:
- Con giỏi thật đấy. Bằng này tuổi đã tự đánh răng rất sạch rồi, mẹ chả phải đánh lại nữa. Con có thấy tự mình làm thì thích hơn là mẹ làm không? Chỉ có con là hiểu rõ mình nhất thôi mà.
- Hôm nay mẹ bận quá, mẹ tưởng là mẹ không thể làm xong việc của mẹ nữa, thế mà cuối cùng mẹ vẫn xong. Con biết vì sao không? Vì con đã tự quét nhà, lau nhà, phơi quần áo... nên mẹ tập trung được cho việc khác. Mẹ thật là hạnh phúc vì có con.
- Con này, hôm nay mình chơi trò nhà khách sạn nhé. Mẹ sẽ là một bà khách khó tính còn con là chủ khách sạn. Con tự xem phải dọn dẹp thế nào để vừa lòng khách nào. Oái, cái "sảnh" này sao mà bề bộn thế này, tôi có nên thuê phòng không nhỉ?
...
4. Xây dựng ý thức trách nhiệm
Khi bé lớn hơn, bé nên hiểu rằng: có những việc dù mình không thích, mình cũng nên làm - đó là trách nhiệm. Điều quan trọng là mình phải biết tạo niềm vui cho công việc đó để không thấy nặng nề.
Một trong những điều mình ấn tượng về xã mình những ngày đầu quen nhau là sự tự lập của anh ấy. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, 10 tuổi chàng đã phải xa nhà đi học ở trường năng khiếu, phải ở trọ, tự lo cho bản thân, lớn lên được đi học nước ngoài cũng phải tự thân vận động, về nước tự lập nghiệp, mọi chuyện sinh hoạt chàng tự xoay xở hết. Lấy nhau rồi, mình cũng không phải băn khoăn khi đi đâu phải để con lại cho chồng chăm, và mình luôn yên tâm khi có xã ở bên cạnh. Xã thường nói với mình: một người phải biết tự chăm sóc cho bản thân thì mới có thể chăm lo cho người khác.
Mình cũng nghĩ như thế, cho nên mình tránh né các thể loại đàn ông chẳng biết động tay động chân vào việc gì, cái gì cũng "mẹ làm cho anh, để anh về nhà hỏi mẹ"..., hehe.
Tự phục vụ bản thân là trách nhiệm đầu tiên của bé, mà đó cũng là cơ hội để bé tận hưởng thành quả nữa. Bé phải tự ăn thì mới thấy ngon, tự đi thì mới thấy vui, tự mặc lấy quần áo thì mới thấy đẹp (dù chưa chắc mẹ đã thấy đẹp). Bé tự dọn đồ chơi thì sẽ ít vứt bừa bãi hơn, vì bé hiểu rằng chính bé chứ không ai khác phải thu dọn chiến trường mà mình bày ra. Từ chuyện lo cho bản thân, bé sẽ có thêm ý thức giúp đỡ và chia sẻ với người khác. Bé đỡ bạn dậy khi bị ngã, giúp bạn rửa vết trầy xước: làm như mình đây này (bé cảm thấy tự hào và vui sướng vì chia sẻ được với người khác).
Ngoài ra, hãy làm gương cho con. Ba mẹ chính là một tấm gương lớn đối với con cái. Đừng trông mong bé sẽ tự lập khi mà chính ba mẹ cũng lười biếng và dựa dẫm vào người khác (tất nhiên trừ một số trường hợp cá biệt).
5. Con đã lớn rồi
Đa phần người Á Đông thường nghĩ rằng con vẫn còn nhỏ lắm, và họ có xu hướng bảo bọc cho con, cả đến khi con đã trưởng thành vẫn nhìn chúng như một đứa trẻ. Thậm chí, họ lao lực cả đời để dành dụm tài sản cho con. Dân Âu Mỹ thì khác. Con đã lớn rồi, con có thể làm được điều đó. Hãy tự đứng trên đôi chân của chính mình. Nếu họ làm ra tiền, họ chỉ để dành cho con một phần với quan điểm "cho cần câu chứ không cho cá", ngoài ra họ còn phải tận hưởng cuộc sống, phải đi du lịch đây đó... - tất nhiên không phải vì họ ích kỷ và không thương con.
Một đứa trẻ bị ngã, nếu không quá nặng, nó có khóc không? Thường là không khóc ngay. Trẻ con rất nhạy cảm, khi bị ngã, trước tiên bé bất ngờ, hơi hoảng hốt nhìn quanh, nếu bắt gặp người lớn đổ xô tới xuýt xoa, bé sẽ khóc. Bé khóc không phải vì đau hay vì sợ hãi, mà chỉ để chứng tỏ mình là trung tâm đấy thôi. Nếu người lớn đánh cái sàn nhà, cái bàn, cái ghế... vì đã làm bé đau, thì bé lại càng làm mình làm mẩy, sẽ khóc to hơn, sẽ nỗ lực nặn ra thật nhiều nước mắt để mua lấy sự thương xót của người khác.
Đừng biến bé thành một đứa trẻ vị kỷ và bạc nhược như vậy. Thông điệp mà người lớn cần gửi đến bé là: hãy tự đứng lên đi con.
Rất nhiều người mẹ cảm thấy không yên lòng khi để con tự lo cho mình. Họ thấy con chưa đủ lớn để tự mình làm những điều đó. Họ quên rằng bằng tuổi con bây giờ, họ đã phải làm nhiều điều hơn thế (bởi vì hoàn cảnh ngày xưa nó thế). Hơn nữa họ cho rằng, cuộc sống bây giờ có điều kiện hơn thì phải cho con sung sướng tí.
Tất nhiên là ai cũng muốn con mình có một cuộc sống tốt rồi, nhưng theo quan điểm của mình, để con tự lập cũng là một cách tạo dựng cuộc sống tốt cho con. Mình không sử dụng người giúp việc tất nhiên không phải vì không đủ tiền, mà vì mình thấy chưa thực sự cần thiết ở thời điểm này, với quy mô gia đình như vậy. Quan trọng hơn, mình cần sự riêng tư trong cuộc sống, và cần môi trường để nuôi dưỡng sự tự lập của con cái cũng như tinh thần sẻ chia của các thành viên trong gia đình.
Trong khi rất nhiều "cậu ấm, cô chiêu" của các gia đình giàu có suốt ngày chỉ lo ăn chơi tiêu tùng, thì không ít người con của các tỷ phú tự đi làm thêm để kiếm tiền vào những kỳ nghỉ hè, tự lăn lộn ngoài đời học hỏi kinh nghiệm trước khi tiếp quản cơ nghiệp của cha mẹ. Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt đó nếu không phải là môi trường và phương pháp giáo dục? Thương con không có nghĩa là bảo bọc quá mức khiến đứa bé mãi mãi không thể "lớn" nổi.
Con đã lớn rồi, nên con cần tự chăm sóc bản thân. Con chỉ cần ba mẹ giúp đỡ ở một mức độ nào đó, chứ không cần làm thay nữa. Con có bé bỏng gì nữa đâu.
Con đã lớn rồi, nên ba mẹ tôn trọng con và cho con được tự quyết định. Nhưng con cũng đừng làm gì phải hổ thẹn với lương tâm, vì con đã lớn và ý thức được đúng sai mà.
Con đã lớn rồi, con cần biết đem yêu thương và hiểu biết của mình chia sẻ cho người khác. Khác biệt giữa yêu quý bản thân và lòng vị kỷ là biết trân trọng người khác từ sự trân trọng chính mình.
Con đã lớn rồi, nên con hãy chứng tỏ sự tự lập và tự chủ của mình. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, nên phải sống sao cho không phải nuối tiếc.
2. Ngợi khen đúng lúc và góp ý thay vì chỉ trích
Nếu bé làm tốt, hoặc hơi tốt (so với khả năng của bé chứ không phải so với khả năng của mẹ), đừng tiếc lời ngợi khen bé. Mong muốn được công nhận là một mong muốn chính đáng và luôn tiềm ẩn trong mỗi con người từ trẻ đến già. Lời khen sẽ giúp bé hiểu rằng bé đã làm đúng, bé có cảm giác được tôn trọng, bé sẽ hào hứng phát huy tiếp trong những lần sau.
Nhưng khi bé làm không tốt, hoặc quá tệ thì sao? Đừng cứng nhắc tới mức luôn tuôn ra lời khen ngợi bé bất kể thành quả ra sao. Điều đó khiến bé bị lẫn lộn, không phân biệt được nên làm thế nào thì tốt. Cũng không nên chỉ trích và chê bai bé, khiến bé cảm thấy thất vọng và áp lực.Trước hết: hãy khen ngợi sự cố gắng của bé, sau đó giải thích cho bé hiểu rằng cần làm như thế này mới đúng, hoặc làm thế này thì hiệu quả sẽ cao hơn, có thể làm mẫu cho bé và bảo bé làm lại. Cũng nên nhớ rằng không phải cứ hướng dẫn là bé sẽ giỏi ngay. Có thể bé vẫn làm sai cả chục lần sau đó, nhưng chắc chắn đến lúc nào đó bé sẽ biết khắc phục.
3. Biến công việc thành niềm vui
Một đứa trẻ khi lần đầu tiên làm việc gì đó bao giờ cũng háo hức, nhưng khi dần quen, bé sẽ cảm thấy nhàm chán. Bản năng khám phá không thôi thúc bé nữa. Bé cảm thấy đó là công việc, chứ không phải là trò vui. VD: bé đòi bạn cho xếp quần áo và rất thích làm điều đó, nhưng một thời gian sau, khi bạn giao cho bé nhiệm vụ tự xếp quần áo của mình thì bé tỏ ra lười biếng. Bé trở nên chán ghét cái nghĩa vụ mà bé phải làm đó. Bé muốn khám phá các công việc khác và bắt đầu có thói quen làm nửa vời. Vậy phải làm sao?
Thời nhỏ mình đọc "Chuyện phiêu lưu của Tom Sawyer" có một đoạn như thế này mà mình rất thích: cậu bé Tom bị phạt phải quét vôi hàng rào, khi xách chổi và thùng vôi ra, nhìn cái hàng rào dài dằng dặc cậu ta rất chán ngán. Nhưng sợ lũ bạn chê cười, lòng kiêu hãnh của một đứa trẻ thôi thúc cậu nghĩ ra một sáng kiến. Tom không xem đó là một công việc, thậm chí là hình phạt nữa, mà đó là một sứ mệnh lớn lao không phải đứa trẻ nào cũng có cơ hội thực hiện. Oai thế chứ! Quét vôi cả một cái hàng rào chứ ít à, mình phải tài năng như thế nào thì dì mới giao cho cái việc quan trọng như thế chứ. Bọn trẻ hàng xóm nhìn Tom làm việc một cách say sưa và nghệ sĩ mà chết thèm, thế là nào bi, nào táo, đồ chơi các kiểu, chúng đem tất ra cống nạp cho Tom để mỗi đứa được lia chổi vài nhát. Chưa đầy nửa buổi, với sự tham gia của bọn trẻ, Tom hoàn tất công việc với một chiến tích rực rỡ khiến dì của Tom hết sức kinh ngạc và phải thưởng ngay cho một quả táo ngon. Tom nhìn công việc dưới một thứ ánh sáng mới mẻ và triết lý rằng: "lao động là làm bất kỳ một việc gì mà mình bắt buộc phải làm, còn chơi là làm bất kỳ một việc gì mình không bắt buộc phải làm", cho nên mới có chuyện nhà giàu thích đánh xe ngựa chở khách đi chơi, nhưng nếu ai trả tiền cho họ thì họ khước từ vì cho đó là lao động. :D
Khi con còn nhỏ, hãy tạo điều kiện để bé xem công việc như một trò chơi. Mẹ con mình cùng chơi xếp quần áo nào, mẹ xếp của mẹ và con xếp của con nhé. Nào cùng thi xem ai xếp đẹp hơn. Đôi khi bạn phải tạo điều kiện cho bé thắng vài lần. Nhưng tất nhiên, không phải lần nào bé cũng thắng. Bé sẽ nhạy cảm mà phát hiện sự giả dối nào ở đây hoặc nảy sinh tính tự mãn. Bé cũng cần có cảm giác thất bại, tuy nhiên, thay vì để bé khóc, nằm vạ hay có cảm giác tự ti, bất lực, hãy giải thích cho bé hiểu cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng có những lúc chúng ta làm không tốt thì phải cố gắng để lần sau làm tốt hơn. Hãy xây dựng cái nhìn tích cực về sự tự lập trong bé:
- Con giỏi thật đấy. Bằng này tuổi đã tự đánh răng rất sạch rồi, mẹ chả phải đánh lại nữa. Con có thấy tự mình làm thì thích hơn là mẹ làm không? Chỉ có con là hiểu rõ mình nhất thôi mà.
- Hôm nay mẹ bận quá, mẹ tưởng là mẹ không thể làm xong việc của mẹ nữa, thế mà cuối cùng mẹ vẫn xong. Con biết vì sao không? Vì con đã tự quét nhà, lau nhà, phơi quần áo... nên mẹ tập trung được cho việc khác. Mẹ thật là hạnh phúc vì có con.
- Con này, hôm nay mình chơi trò nhà khách sạn nhé. Mẹ sẽ là một bà khách khó tính còn con là chủ khách sạn. Con tự xem phải dọn dẹp thế nào để vừa lòng khách nào. Oái, cái "sảnh" này sao mà bề bộn thế này, tôi có nên thuê phòng không nhỉ?
...
4. Xây dựng ý thức trách nhiệm
Khi bé lớn hơn, bé nên hiểu rằng: có những việc dù mình không thích, mình cũng nên làm - đó là trách nhiệm. Điều quan trọng là mình phải biết tạo niềm vui cho công việc đó để không thấy nặng nề.
Một trong những điều mình ấn tượng về xã mình những ngày đầu quen nhau là sự tự lập của anh ấy. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, 10 tuổi chàng đã phải xa nhà đi học ở trường năng khiếu, phải ở trọ, tự lo cho bản thân, lớn lên được đi học nước ngoài cũng phải tự thân vận động, về nước tự lập nghiệp, mọi chuyện sinh hoạt chàng tự xoay xở hết. Lấy nhau rồi, mình cũng không phải băn khoăn khi đi đâu phải để con lại cho chồng chăm, và mình luôn yên tâm khi có xã ở bên cạnh. Xã thường nói với mình: một người phải biết tự chăm sóc cho bản thân thì mới có thể chăm lo cho người khác.
Mình cũng nghĩ như thế, cho nên mình tránh né các thể loại đàn ông chẳng biết động tay động chân vào việc gì, cái gì cũng "mẹ làm cho anh, để anh về nhà hỏi mẹ"..., hehe.
Tự phục vụ bản thân là trách nhiệm đầu tiên của bé, mà đó cũng là cơ hội để bé tận hưởng thành quả nữa. Bé phải tự ăn thì mới thấy ngon, tự đi thì mới thấy vui, tự mặc lấy quần áo thì mới thấy đẹp (dù chưa chắc mẹ đã thấy đẹp). Bé tự dọn đồ chơi thì sẽ ít vứt bừa bãi hơn, vì bé hiểu rằng chính bé chứ không ai khác phải thu dọn chiến trường mà mình bày ra. Từ chuyện lo cho bản thân, bé sẽ có thêm ý thức giúp đỡ và chia sẻ với người khác. Bé đỡ bạn dậy khi bị ngã, giúp bạn rửa vết trầy xước: làm như mình đây này (bé cảm thấy tự hào và vui sướng vì chia sẻ được với người khác).
Ngoài ra, hãy làm gương cho con. Ba mẹ chính là một tấm gương lớn đối với con cái. Đừng trông mong bé sẽ tự lập khi mà chính ba mẹ cũng lười biếng và dựa dẫm vào người khác (tất nhiên trừ một số trường hợp cá biệt).
5. Con đã lớn rồi
Đa phần người Á Đông thường nghĩ rằng con vẫn còn nhỏ lắm, và họ có xu hướng bảo bọc cho con, cả đến khi con đã trưởng thành vẫn nhìn chúng như một đứa trẻ. Thậm chí, họ lao lực cả đời để dành dụm tài sản cho con. Dân Âu Mỹ thì khác. Con đã lớn rồi, con có thể làm được điều đó. Hãy tự đứng trên đôi chân của chính mình. Nếu họ làm ra tiền, họ chỉ để dành cho con một phần với quan điểm "cho cần câu chứ không cho cá", ngoài ra họ còn phải tận hưởng cuộc sống, phải đi du lịch đây đó... - tất nhiên không phải vì họ ích kỷ và không thương con.
Một đứa trẻ bị ngã, nếu không quá nặng, nó có khóc không? Thường là không khóc ngay. Trẻ con rất nhạy cảm, khi bị ngã, trước tiên bé bất ngờ, hơi hoảng hốt nhìn quanh, nếu bắt gặp người lớn đổ xô tới xuýt xoa, bé sẽ khóc. Bé khóc không phải vì đau hay vì sợ hãi, mà chỉ để chứng tỏ mình là trung tâm đấy thôi. Nếu người lớn đánh cái sàn nhà, cái bàn, cái ghế... vì đã làm bé đau, thì bé lại càng làm mình làm mẩy, sẽ khóc to hơn, sẽ nỗ lực nặn ra thật nhiều nước mắt để mua lấy sự thương xót của người khác.
Đừng biến bé thành một đứa trẻ vị kỷ và bạc nhược như vậy. Thông điệp mà người lớn cần gửi đến bé là: hãy tự đứng lên đi con.
Rất nhiều người mẹ cảm thấy không yên lòng khi để con tự lo cho mình. Họ thấy con chưa đủ lớn để tự mình làm những điều đó. Họ quên rằng bằng tuổi con bây giờ, họ đã phải làm nhiều điều hơn thế (bởi vì hoàn cảnh ngày xưa nó thế). Hơn nữa họ cho rằng, cuộc sống bây giờ có điều kiện hơn thì phải cho con sung sướng tí.
Tất nhiên là ai cũng muốn con mình có một cuộc sống tốt rồi, nhưng theo quan điểm của mình, để con tự lập cũng là một cách tạo dựng cuộc sống tốt cho con. Mình không sử dụng người giúp việc tất nhiên không phải vì không đủ tiền, mà vì mình thấy chưa thực sự cần thiết ở thời điểm này, với quy mô gia đình như vậy. Quan trọng hơn, mình cần sự riêng tư trong cuộc sống, và cần môi trường để nuôi dưỡng sự tự lập của con cái cũng như tinh thần sẻ chia của các thành viên trong gia đình.
Trong khi rất nhiều "cậu ấm, cô chiêu" của các gia đình giàu có suốt ngày chỉ lo ăn chơi tiêu tùng, thì không ít người con của các tỷ phú tự đi làm thêm để kiếm tiền vào những kỳ nghỉ hè, tự lăn lộn ngoài đời học hỏi kinh nghiệm trước khi tiếp quản cơ nghiệp của cha mẹ. Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt đó nếu không phải là môi trường và phương pháp giáo dục? Thương con không có nghĩa là bảo bọc quá mức khiến đứa bé mãi mãi không thể "lớn" nổi.
Con đã lớn rồi, nên con cần tự chăm sóc bản thân. Con chỉ cần ba mẹ giúp đỡ ở một mức độ nào đó, chứ không cần làm thay nữa. Con có bé bỏng gì nữa đâu.
Con đã lớn rồi, nên ba mẹ tôn trọng con và cho con được tự quyết định. Nhưng con cũng đừng làm gì phải hổ thẹn với lương tâm, vì con đã lớn và ý thức được đúng sai mà.
Con đã lớn rồi, con cần biết đem yêu thương và hiểu biết của mình chia sẻ cho người khác. Khác biệt giữa yêu quý bản thân và lòng vị kỷ là biết trân trọng người khác từ sự trân trọng chính mình.
Con đã lớn rồi, nên con hãy chứng tỏ sự tự lập và tự chủ của mình. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, nên phải sống sao cho không phải nuối tiếc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét